Đinh lăng là loại cây vừa có tác dụng làm cảnh lại vừa có thể làm thuốc, dưới đây là những công dụng của cây đinh lăng ít người biết.
Đinh lăng từ lâu đã được biết đến là loại cây quen thuộc của người Việt. Cây đinh lăng vừa được trồng làm cảnh lại là vị thuốc quý trong nhân dân. Dưới đây là những công dụng của cây đinh lăng ít người biết.
Tổng quan về cây đinh lăng
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là “cây sâm của người nghèo” bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể.
Rễ đinh lăng vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng.
Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Cây đinh lăng có nhiều công dụng rất tốt cho sức khoẻ
Công dụng của cây đinh lăng
Dưới đây là một số công dụng nổi bật của cây đinh lăng:
– Chữa lành vết thương:Với những vết thương ngoài da bị c.hảy m.áu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm m.áu và giúp vết thương mau lành.
– Lợi sữa: Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.
Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
– Chữa chứng mồ hôi trộm:Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
– Chữa bệnh tiêu hóa: Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nghiền lá cây đinh lăng thành bột mịn, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
– Bệnh thận:Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
Trên đây là những công dụng của cây đinh lăng. Tuy tốt cho sức khoẻ nhưng các chuyên gia khuyến cáo, để sử dụng cây đinh lăng vào mục đích chữa bệnh bạn vẫn cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Ly hôn về nhà em trai ở tạm nửa tháng, trước khi đi mẹ đưa ra yêu cầu khiến tôi bối rối
Khi tôi chuẩn bị rời đi, mẹ kéo tôi lại, đưa ra một yêu cầu mà cả đời này tôi cũng không thể hiểu được.
Chồng tôi vốn là giám đốc của một công ty nhỏ, việc làm ăn kinh doanh rất tốt. Mẹ chồng ở chung nhà nhưng tôi và mẹ chẳng bao giờ cãi nhau cả, rất hòa hợp là đằng khác nên nhà cửa êm ấm lắm.
Những tưởng chúng tôi sẽ sống hạnh phúc bên nhau như thế này mãi mãi, nhưng biến cố đã xảy ra. Mẹ chồng mắc bệnh ung thư, không lâu sau thì qua đời. Sự ra đi của mẹ là một đả kích lớn với chồng tôi, đợt đó còn vướng dịch bệnh nên công việc kinh doanh của chồng sa sút nghiêm trọng, cuối cùng không cầm cự được mà phá sản.
Từ đó, chồng cũng thay tính đổi nết, không còn dịu dàng, ân cần như trước nữa. Anh làm bạn với men rượu, t.huốc l.á, ai khuyên can đều không được. Thậm chí, anh còn thường xuyên kiếm cớ gây sự với vợ, có lần còn ra tay đ.ánh tôi khi say xỉn. Chính vì vậy mà tôi và chồng đã ly hôn.
Sau khi công ty phá sản, mẹ mất, chồng tôi thay tính đổi nết, thường xuyên cáu gắt và thậm chí là ra tay đ.ánh v.ợ. (Ảnh minh họa)
Sau khi ly hôn, tôi đưa con tới nhà em trai ở tạm vài ngày để thư giãn, lấy lại tinh thần. Lúc đó, mẹ tôi đang ở nhà em để chăm sóc cháu nội. Cứ nghĩ nhà và người thân là liều thuốc chữa lành vết thương lòng nhanh nhất, nhưng không ngờ lúc ở cùng mẹ và gia đình em trai, tim tôi càng đau đớn hơn gấp bội.
Dù chung nhà, dù đều là cháu nhưng mẹ chỉ chăm chút cho con của em trai. Thấy cháu ngoại bị ngã, bà chẳng thèm dỗ dành, mặc cho cháu đau cháu khóc. Nhìn mà xót xa.
Dù tài chính khó khăn nhưng vì ở nhờ nên tôi biết ý thi thoảng đi chợ, mua đồ ăn ngon về thết đãi cả nhà. Tôi cũng làm việc nhà nữa, nhưng cố gắng thế nào đi chăng nữa thì sắc mặt mẹ và vợ chồng em trai vẫn như vậy. Họ nhìn mẹ con tôi như cái gai trong mắt vậy. Cuối cùng, tôi đã chuyển đi sau nửa tháng ở nhờ nhà em trai.
Trước khi đi, tôi đã mua rất nhiều trái cây và sữa cho cháu. Nhưng khi tôi chuẩn bị rời đi, mẹ kéo tôi lại, đưa ra một yêu cầu mà cả đời này tôi cũng không thể hiểu được:
– Hai mẹ con con ở đây nửa tháng, để lại 500 nghìn để em đóng t.iền điện, t.iền nước đi. Ai lại ăn không, ở không như thế.
Lúc đó, toàn thân tôi như đóng băng, tai ù đi vì không thể tin nổi những lời mẹ vừa thốt ra. Tôi tuy đang khó khăn thật, nhưng 500 nghìn chẳng đáng là gì cả, sao mẹ lại có thể tính toán với tôi đến mức đó chứ? Mẹ là mẹ ruột của tôi cơ mà.
Trước khi đưa con rời khỏi nhà em trai, không ngờ mẹ lại yêu cầu tôi đóng 500 nghìn t.iền điện nước. (Ảnh minh họa)
Uất ức, tôi bật lại:
– Nhà này là của em trai, nhưng ngày trước là vợ chồng con cho nó 300 triệu để mua nhà. Đám cưới nó cũng là vợ chồng con lo từ A đến Z. Vậy mà giờ con ở được nửa tháng mẹ lại đòi t.iền điện, t.iền nước của con.
– Khoản nào ra khoản nấy, vợ chồng em cũng chẳng dễ dàng gì, có dư dả đâu.
Trong ví chỉ còn 1 triệu, tôi thẳng thừng rút 500 nghìn ra đặt lên bàn rồi dẫn con rời đi. Khi bước ra khỏi căn nhà đó, tôi đã rơi nước mắt.
Từ trước đến nay trong mắt mẹ tôi chỉ biết đến t.iền. Lúc tôi và chồng chưa ly hôn, khi nhà tôi còn ăn nên làm ra, lúc nào mẹ cũng tìm cách vòi t.iền. Vì có của ăn của để nên tôi chẳng tính toán chi li với mẹ làm gì, bà muốn gì tôi đều đáp ứng hết.
Nhưng khi chồng tôi làm ăn thua lỗ, mẹ chồng bị ung thư cần t.iền điều trị, mẹ tôi lại ngó lơ bảo không có t.iền. Thật không ngờ bây giờ đến cả con gái ruột, mẹ cũng đối xử với tôi như vậy. Quá thất vọng về mẹ nên sau lần đó tôi không liên lạc với bà nữa.
Khoảng 1 năm sau khi ly hôn, chồng tôi tỉnh ngộ tới xin tái hôn. Vì vẫn còn tình cảm với anh, vì muốn cho con mái ấm đủ cả bố lẫn mẹ nên tôi đồng ý.
Bây giờ anh đang làm lái xe tải chở hàng. Chồng cũng khuyên tôi làm hòa với mẹ, nói rằng mẹ không hề dễ dàng.
– Dù gì bà ấy cũng là mẹ ruột của em, đừng để đến khi mẹ không còn, lúc ấy muốn bù đắp thì muộn rồi em à.
Nhưng tôi vẫn khó chịu lắm. Mà chắc gì tôi làm lành mẹ đã chịu, vì bây giờ tôi nghèo rách mùng tơi, làm gì có điều kiện như trước.