Cỏ mực là loại cây mọc hoang xuất hiện rất nhiều xung quanh ta, nhưng có lẽ ít người biết tới, đây còn là vị thuốc giúp cầm m.áu và có nhiều tác dụng tuyệt vời.
Theo đông y, cỏ mực là loại cỏ có vị chua ngọt, tính lương giúp làm mát m.áu, cầm m.áu rất tốt cho hai kinh là can và thận. Cỏ mực có tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt và làm đen râu tóc hữu hiệu…
Cỏ mực còn được dân gian gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, là cây thuộc họ cúc, mọc thẳng đứng, thân có lông cứng và có thể cao tới 80cm. Lá cỏ mực mọc đối nhau, có lông ở cả 2 mặt, lá hình thuôn dài, không rộng. Hoa hình cụm như chiếc ô có màu trắng mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế 3 cạnh hoặc hình dẹt, có cánh, đầu cụt và khá nhỏ. Sở dĩ được gọi là cỏ mực vì khi vò nát, nước chảy ra có màu đen.
Bài Viết Liên Quan
- Hiệu quả từ mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng
- Tác dụng không ngờ của trái thơm: giúp kiểm soát cholesterol
- Ung thư vú di căn gan
Ảnh: Internet
Cỏ mực là loài mọc hoang, ưa sáng nên có rất nhiều ở đồng ruộng, bụi cỏ và ven đường ở những vùng quê nông thôn. Tuy nhiên, ít ai biết được nó lại là vị thuốc có nhiều tác dụng trong đông y và đang được nghiên cứu, ứng dụng trong thuốc điều trị sốt xuất huyết.
Tác dụng của cây cỏ mực
Theo khoa học nghiên cứu, cỏ mực có ít tinh dầu, tannin, caroten, ecliptin và chất đắng. Cũng giống như vitamin K, cỏ mực có tác dụng chống ra m.áu tử cung trên động vật thí nghiệm, không làm giãn mạch, tăng huyết áp hay chứa chất độc nên rất tốt để dùng trong việc cầm m.áu.
Từ xưa, đây đã là phương thuốc giúp chữa xuất huyết nội tạng như xuất huyết dạ dày, tiểu tiện ra m.áu, rong kinh, thổ huyết do bệnh lao… ngoài ra, nó còn giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm gan mạn, kiết lỵ, mẩn ngứa, chấn thương và các vết sưng tấy, l.ở l.oét…
Ảnh: Internet
Không chỉ vậy, khi sắc làm nước uống hoặc ngâm cỏ mực với dầu dừa bôi lên da đầu còn có tác dụng kích thích mọc tóc, nhuộm tóc đen hơn. Là thứ thuốc nhuộm hữu cơ rất tốt.
Các tác dụng của cỏ mực được liệt kê gồm có: Cầm m.áu, điều trị các bệnh về c.hảy m.áu (rong kinh, băng huyết, xuất huyết nội tạng…); trị ban sởi, viêm họng, ho hen, sốt, bỏng; viêm xoang, suy nhược, ăn ngủ không ngon; hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, sỏi thận, kháng viêm, kháng khuẩn; ngăn ngừa, ức chế ung thư…
Các sách y học cũng truyền lại một số phương thuốc với cỏ mực như: giã nát cỏ mực đắp vào giữa mỏ ác và trên trán có thể dừng c.hảy m.áu mũi. Đắp trực tiếp cỏ mực giã nát lên vết thương cũng giúp cầm m.áu nhanh chóng. Thậm chí, cỏ mực còn được cho biết có tác dụng chữa khỏi 9 loại bệnh trĩ, làm đen tóc, chắc răng.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
“M.áu c.hảy không cầm, đắp cỏ mực cầm ngay”, đây chính là câu nói nổi tiếng trong sách thuốc thời xưa nói về cỏ mực.
Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác. Tuy không độc, cầm m.áu tốt, không gây giãn mạch và hạ huyết áp nhưng cỏ mực lại được cảnh báo là có thể gây sảy thai.
Cỏ mực khi phơi khô sẽ có màu đậm hơn lúc còn tươi và cần sử dụng với liều lượng nhiều hơn lúc tươi (vì trọng lượng khô nhỏ hơn tươi). Có thể dùng cỏ mực khô để sắc nước uống hoặc pha trà uống thay nước mỗi ngày với liều lượng vừa phải, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Một số bài thuốc với cỏ mực
Tiểu ra m.áu: cỏ mực, mã đề lấy một lượng bằng nhau, giã lấy nước uống ngày 3 lần vào lúc đói. Hoặc dùng 100g lá cỏ mực, 3 lát gừng nấu chung với cháo ăn.
Thổ huyết và c.hảy m.áu cam: lấy cành và lá tươi giã lấy nước hòa với nước trắng uống.
Vết đứt nhỏ c.hảy m.áu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Rong kinh: nếu nhẹ, lấy lá và thân cỏ mực tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…/.
Công dụng hạt ngũ hoa là gì? Cách sử dụng hạt ngũ hoa
Rất nhiều người biết đến hạt ngũ hoa, hay còn gọi là hạt đình lịch với công dụng làm đẹp mà chưa biết rằng loại hạt này còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Hạt ngũ hoa hay còn được gọi là hạt đình lịch, có tên tiếng Anh là hygrophila salicifolia. Cây ngũ hoa mọc thẳng cao khoảng 1m, có thân nhỏ, lá nhọn dài, mọc lông ở 2 mặt lá. Hoa của cây ngũ hoa có màu vàng và tím, mọc ở ngọn. Hạt của hoa này chính là hạt ngũ hoa, có màu nâu, hình dẹt, dài khoảng 1,5 mm.
Hạt ngũ hoa chứa nhiều hợp chất ancaloid, do đó được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp và mang lại một số lợi ích về sức khỏe khác.
Công dụng của hạt ngũ hoa
1. Trị mụn nhọt, làm đẹp da
Mụn nhọt là những cục u trên da, thường chứa mủ, không chỉ gây đau đớn mà còn gây mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin cho người bị mụn nhọt. Mụn nhọt chủ yếu là những bụi bẩn tích tụ dưới da, cộng với sự phát triển của vi khuẩn gây nên, do đó bạn sẽ rất dễ gặp phải nếu không vệ sinh da mặt đúng cách, không bảo vệ da khi đối mặt với những tác nhận như bụi, nước, không khí bẩn.
Trong khi đó, hạt ngũ hoa được biết đến với công dụng trị mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Hợp chất ancaloid có trong hạt ngũ hoa có tác dụng trong việc trị sưng tấy, giảm viêm nhiễm tốt, nhờ đó điều trị mụn nhọt hiệu quả. Ngoài ra, hạt ngũ hoa còn có tác dụng làm mềm mịn da, trắng sáng da, giảm dầu thừa trên da, giúp da căng mịn không bị nhăn nheo xấu xí.
2. Tác dụng với sức khỏe
– Hạt ngũ hoa có thể hỗ trợ để làm giảm tình trạng cơ thể đau nhức hay ho gà, thổ huyết.
– Giúp giảm tình trạng ứ dịch đàm tại phế biểu hiện như ho có nhiều đờm, hen, đầy và tức ngực hoặc vùng hạ sườn.
– Giảm sưng viêm đối với các vết thương hở.
– Chữa phế ung, thở gấp không nằm được.
– Chữa đau răng, viêm lợi.
– Chữa phù toàn thân.
– Chữa đau nhức đầu.
– Chữa lở đầu, vảy trắng trên da đầu.
– Chữa phù thũng, tiểu khó.
– Chữa viêm phổi cấp, sốt cao, đờm nhiều, suyễn thở gấp.
Cách sử dụng hạt ngũ hoa
1. Cách sử dụng hạt ngũ làm đẹp
Để giúp trị mụn nhọt trên da, giảm sưng viêm, làm trăng da, bạn chỉ cần lấy 3 muỗng hạt ngũ hoa, đổ thêm nước ấm vào, khuấy đều và đợi đến khi hạt ngũ hoa hút hết nước, kết lại thành một cục. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này dàn đều lên da mặt, đắp khoảng 20-30 phút rồi gỡ ra, rửa sạch lại với nước ấm.
Lưu ý: Chọn hạt ngũ hoa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên đắp mặt nạ hạt ngũ hoa vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng. Không nên pha hạt ngũ hoa với nước quá nóng vì sẽ làm giảm tác dụng. Không nên đắp mặt nạn hạt ngũ hoa quá dày. Không nên đắp mặt nạ hạt ngũ hoa quá lâu. Chỉ nên đắp 1-2 lần/tuần. Trước khi đắp mặt nạ hạt ngũ hoa, nên vệ sinh kỹ càng.
2. Cách sử dụng hạt ngũ hoa để chữa bệnh
– Dùng hạt ngũ hoa để chống viêm, sưng: Ngâm hạt ngũ hoa với nước ấm cho đến khi hút hết nước, sau đó đắp lên vùng bị sưng tấy, mỗi ngày đắp 1-2 lần sẽ giúp giảm sưng, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị các vết thương bị tụ m.áu.
– Dùng hạt ngũ hoa chữa phế ung, thở gấp, ứ đờm, hen suyễn: Đem hạt ngũ hoa sao vàng, tán nhuyễn, trộn với mật ong rồi vo tạo thành viên nhỏ, đem sắc với đại táo rồi uống.
– Dùng hạt ngũ hoa chữa đau răng, viêm lợi: Bột ngũ hoa trộn với bột hùng hoàng, lượng bằng nhau, sau đó trộn với mỡ heo, bọc trong bông rồi ngậm vào chỗ đau răng.
– Chữa vảy trắng trên đầu: Tán nhuyễn hạt ngũ hoa thành bột rồi chấm lên da đầu.
– Chữa đau nhức đầu: Hạt ngũ hoa đem tán thành bột rồi nấu nước gội đầu.
– Chữa phù nhiều, suyễn, thở gấp, tiểu khó: Hạt ngũ hoa 45g, sao, tán bột, Hán phòng kỷ bột 60g, lấy huyết của vịt có đầu xanh lục giã nát với cái đầu ấy cho được một vạn chày, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng, nặng thì uống mỗi lần 10 viên lúc đói, nhẹ thì uống 5 viên, ngày 3-4 lần, 5 ngày thì nghỉ, khi nào thấy thông tiểu là được.