Người đàn ông ở tỉnh Sóc Trăng mắc bệnh lý “tồn tại màng đồng tử” đã tiến triển với độ dày, ảnh hưởng đến thị lực và mắc phải ở cả 2 mắt, ảnh hưởng gây đục thủy tinh thể.
Ngày 9-11, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết vừa ghi nhận ca bệnh lý “tồn tại màng đồng tử” hiếm gặp. Bệnh nhân là ông T.V.L (45 t.uổi; ngụ tĩnh Sóc Trăng), nhập viện trong tình trạng mắt nhìn mờ, mức độ màng che mờ trước đồng tử dày.
Hình ảnh trước khi cắt màng đồng tử (trái) và sau khi phẫu thuật cắt màng đồng tử (phải)
Ông L. cho biết nhận thấy bất thường như có vật gì che ở mắt, càng ngày ông càng nhìn mờ nên đến thăm khám tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ.
Tại đây, BS.CKII.Trần Văn Kết, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, trực tiếp thăm khám và chẩn đoán trường hợp ông L. mắc bệnh lý “tồn tại màng đồng tử” và được chỉ định phẫu thuật cắt màng đồng tử để đảm bảo thị lực nhìn rõ cho bệnh nhân.
BS.CKII Trần Văn Kết cho rằng đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại bệnh viện. “Tồn tại màng đồng tử” là một bệnh lý bẩm sinh do sự phát triển sai lệch của mống mắt, tạo nên những dãy xơ chắn trước đồng tử, ảnh hưởng đến thị lực người bệnh.
Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ khó phát hiện vì biểu hiện của bệnh lý này chỉ là nhìn không rõ, nhìn mờ. Nhưng theo thời gian, màng đồng tử trở nên dày hơn, lúc này bệnh nhân sẽ bị cản trở tầm nhìn.
Đặc biệt, khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc khi đi ngoài trời nắng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chói sáng, khó chịu hơn.
BS.CKII Trần Văn Kết thăm khám cho bệnh nhân trước phẫu thuật
Với những trường hợp “tồn tại màng đồng tử” dày, che khuất diện đồng tử, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực thì người bệnh phải được can thiệp điều trị sớm. Tùy theo tình trạng cụ thể mà có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt màng đồng tử.
Trong trường hợp màng đồng tử dính vào mặt trước thủy tinh thể có ảnh hưởng đục thủy tinh thể thì phẫu thuật thủy tinh thể kết hợp cắt màng đồng tử. Đối với trường hợp của ông L., “tồn tại màng đồng tử” đã tiến triển với độ dày, ảnh hưởng đến thị lực và mắc phải ở cả 2 mắt, ảnh hưởng gây đục thủy tinh thể, phải được điều trị bằng phẫu thuật cắt màng đồng tử.
Đang khỏe mạnh, nam nhân viên bảo trì bỗng liệt nửa dưới người, ngồi xe lăn
Một nam nhân viên bảo nhà máy sức khỏe bình thường bỗng nhiên mất cảm giác liệt nửa dưới người phải chịu cảnh ngồi xe lăn vừa được bác sĩ cứu chữa thành công.
Tối 9-11, TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ (S.I.S Cần Thơ), cho hay vừa chữa trị thành công một nam bệnh nhân thoát khỏi cảnh ngồi xe lăn khi t.uổi đời còn khá trẻ.
Bệnh nhân là anh V.V.P (31 t.uổi, ở Hải Dương), bị dị dạng mạch m.áu tủy hiếm gặp dẫn đến mất tự chủ trong đi đứng, tiểu tiện.
Anh P. đã đi đứng được từng bước sau khi được chữa trị
Giữa tháng 7, đang khỏe mạnh bỗng nhiên anh P. mất cảm giác nửa dưới người từ bụng xuống, đi lại khó khăn. Gia đình đưa đi chạy chữa hơn 3 tháng tại nhiều bệnh viện với chẩn đoán phình đĩa đệm chèn ép thần kinh, dị dạng mạch m.áu tủy… nhưng bệnh không thuyên giảm.
Sau đó, bệnh tình ngày càng nặng, anh P. bị sốc nặng và không nghĩ bản thân đang là một nhân viên bảo trì nhà máy khỏe mạnh giờ phải chịu cảnh tàn phế ngồi xe lăn, tiểu tiện khó khăn, khổ sở trong sinh hoạt cuộc sống.
Qua tìm hiểu, anh cùng cha bay vào miền Nam, tìm đến Bệnh viện S.I.S Cần Thơ với hy vọng “còn nước còn tát”.
Sau thăm khám, kiểm tra kỹ, TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ (người trực tiếp điều trị), nhận định bệnh tình của anh có thể cứu được.
Qua hơn 2 giờ can thiệp, các bác sĩ đã tỉ mẩn đưa những ống thông siêu nhỏ (đường kính chưa đầy 1mm) qua động mạch tủy vào đến tận búi dị dạng vùng tủy ngực và bơm keo gây tắc hoàn toàn. Trong lúc can thiệp, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và không cảm thấy đau đớn.
Sau 8 ngày điều trị, anh P. hiện đã có thể nhấc bước trên đôi chân của mình.