Shao Changchun, bác sĩ, thành lập một bệnh viện y học cổ truyền tại Bắc Kinh ba năm qua chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Bác sĩ Shao tin rằng bệnh này có thể chữa được bằng y học cổ truyền.
Sử dụng Trung y, phục hồi tuyến tụy
Trong khi y học phương Tây coi tiểu đường là một bệnh nan y, người bệnh có thể phải tiêm insulin lâu dài và sử dụng các loại thuốc Tây y khác để kiểm soát bệnh, thì bác sĩ Shao Changchun lại có quan điểm khác. Năm nay 55 t.uổi, bác sĩ Shao đã thăm khám và chữa cho nhiều người bệnh. Ông tập trung vào các bài thuốc giúp phục hồi tuyến tụy.
Bác sĩ Shao cho rằng hầu hết các bệnh viện hiện nay đều sử dụng Tây y, hoặc kết hợp Tây y và Trung y để điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, theo phương pháp của ông, bệnh viện sẽ chỉ sử dụng Trung y để chữa bệnh.
“Bệnh viện của chúng tôi chỉ điều trị bệnh tiểu đường type 2, vì bệnh tiểu đường type 1 có nghĩa là tuyến tụy đã bị hư hỏng. Người bệnh cần phải được tiêm insulin thường xuyên”, bác sĩ Shao nói.
Mặc dù hiện nay có các công cụ chẩn đoán tiên tiến, song bác sĩ Shao cho rằng không dễ để phân biệt giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Trong trường hợp type 1, các tế bào của tuyến tụy bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, ngừng sản xuất insulin để điều chỉnh lượng đường trong m.áu cho cơ thể. Trong khi ở bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin nhưng tuyến tụy vẫn có khả năng phục hồi.
Bác sĩ Shao cho biết khi chẩn đoán một bệnh nhân nặng, một số bác sĩ cho rằng đó là tiểu đường type 1 nhưng thực tế có thể không phải. Hầu hết trường hợp chẩn đoán nhầm đều liên quan đến thanh thiếu niên, đặc biệt là t.rẻ e.m, vì họ có các triệu chứng nghiêm trọng khác khi đi khám bệnh, ví dụ như nhiễm toan xeton, một biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong m.áu.
Có trường hợp một bệnh viện hàng đầu đã chẩn đoán một thiếu niên mắc tiểu đường type 1. Cậu được tiêm insulin từ năm 13 t.uổi và bắt đầu gặp các vấn đề về phát triển ở t.uổi 19 do tác dụng phụ của việc tiêm insulin. Sau khi được bác sĩ Shao điều trị, bệnh nhân này đã tiến triển tốt và theo ông đã được chữa khỏi. Chính từ trường hợp này mà nhiều người đã ủng hộ bác sĩ thành lập bệnh viện chữa trị tiểu đường type 2 bằng y học cổ truyền.
Bài Viết Liên Quan
- Bào chế vaccine từ loài cây quý của Chile
- 7 tư thế phải tránh vì rất có hại cho bạn
- Israel và Đức tìm ra phương pháp nâng cao hiệu quả của vaccine phòng Ebola
Shao Changchun, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Theo bác sĩ Shao, Tây y chỉ làm giảm lượng đường trong m.áu bằng cách phân giải đường trong m.áu tạm thời. Nó không giúp điều trị tận gốc bằng cách khôi phục chức năng tuyến tụy. Vì vậy, phương pháp của bác sĩ Shao sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc với cách tiếp cận tổng thể, bắt đầu từ nguyên nhân, khi điều trị bệnh tiểu đường.
Các bài thuốc của ông sẽ cố gắng giúp người bệnh tái tạo tuyến tụy. Bên cạnh thuốc Trung y, phương pháp điều trị cũng bao gồm các biện pháp khác như châm cứu hoặc sử dụng các miếng dán thuốc cho vùng da phía trên huyệt và làm nóng để tăng khả năng hấp thụ thuốc. Sau khi chữa trị theo Trung y, người bệnh có thể ngừng dùng thuốc Tây trong vòng một tháng và sau đó sẽ có tiến triển tốt.
Cần đ.ánh giá thêm
Các nghiên cứu cho thấy tuyến tụy có thể được phục hồi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell năm 2017 cho thấy những con chuột thực hiện chế độ ăn kiêng đã được chứng minh là có thể tái tạo tuyến tụy. Các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm liên quan đến các mẫu tế bào của con người cũng đã cho thấy khả năng tương tự.
Theo y học Trung Quốc, nguyên nhân của bệnh tiểu đường là từ sự ẩm ướt và nhiệt. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh cảm thấy có vị đắng trong miệng, khô và đau họng, đau răng, hôi miệng và nước tiểu sủi bọt có mùi nặng. Bác sĩ Shao nói: “Nguyên nhân gây ra nhiệt có thể là do ăn nhiều khiến bụng quá nóng, hoặc tức giận khiến gan quá nóng, hoặc lo lắng khiến tim quá nóng”.
Để điều trị tuyến tụy, y học cổ truyền Trung Quốc loại bỏ nhiệt và ẩm trong một quá trình kéo dài khoảng sáu tháng. Những người có nhiều biến chứng hơn có thể cần thêm thời gian. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Shao, bệnh nhân bị tiểu đường càng lâu thì khả năng hồi phục càng nhanh.
Vì người bệnh đã phải uống thuốc và chịu đựng trong một thời gian dài, sẽ tự giác tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập sức khỏe, kiểm soát cảm xúc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Bệnh nhân được khuyên nên ở lại bệnh viện ít nhất một tuần để học cách ăn uống, vệ sinh và luyện tập.
Mặc dù vậy, một số ý kiến trong giới y học hoài nghi cho rằng cần phải nghiên cứu thêm về phương pháp này. Ji Linong, một nhà nội tiết học của Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, nói với trang web y tế Baidu Medical rằng cần đ.ánh giá thêm về việc y học cổ truyền Trung Quốc có thể chữa bệnh tiểu đường type 2.
Theo bác sĩ Ji, có bằng chứng lâm sàng cho thấy việc sử dụng thuốc Trung y có thể kiểm soát mức đường huyết của bệnh nhân type 2 và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, liệu việc điều trị bằng Trung y có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường mạn tính hay không thì cần được nghiên cứu và đ.ánh giá thêm.
Đối với bác sĩ Shao, ông tỏ ra tự tin khi cho biết gần một nửa trong số các bệnh nhân mà ông gặp đã có tiến triển tốt khi chữa bệnh tiểu đường bằng Trung y. Bác sĩ Shao cho biết kế hoạch của ông là phát triển một bệnh viện đa khoa chuyên về bệnh tiểu đường. “Bản thân bệnh tiểu đường không đáng sợ. Điều đáng sợ là những biến chứng của nó. Chúng tôi muốn tuyển dụng các bác sĩ chuyên môn để điều hành các phòng ban khác nhau phục vụ chữa trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chúng sẽ bao gồm da liễu, nhãn khoa và tim mạch”, bác sĩ Shao nói.
Đột phá: Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc
Một công nghệ mới giúp phát triển các tế bào sản xuất insulin và có thể bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch sau khi được cấy vào cơ thể người đã đem đến hy vọng mới trong việc điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường.
Các nhà khoa học đã thành công trong việc cấy các tế bào sản xuất insulin được chiết xuất từ tế bào gốc vào trong những con chuột bị tiểu đường.
Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể tự phát hiện và tấn công các tế bào beta bên trong tuyến tụy. Các tế bào beta đảm nhận việc đo lượng đường trong m.áu và giải phóng insulin để giúp cho nó ổn định. Nếu không có chúng, người bị mắc bệnh tiểu đường phải sống nhờ vào việc tiêm hoặc bơm insulin vào.
Một phương pháp điều trị được phát minh ra để kết thúc sự phụ thuộc này bằng cách cấy tế bào người hiến tặng vào trong người bị tiểu đường, nhưng quá trình này rất phức tạp vì nó có nhiều trở ngại, trong đó là thiếu người hiến tặng.
Cũng giống như các phương pháp cấy ghép khác, các tế bào này cũng thường không liên kết được với việc cung cấp m.áu, chúng có thể bị tấn công bởi hệ miễn dịch của người nhận vì bị xem là tế bào xâm nhập.
Kết quả là, bệnh nhân phải uống thuốc để ức chế hệ miễn dịch, bảo vệ cho các tế bào cấy ghép này, nhưng nó cũng có khả năng làm lây nhiễm bệnh cho các bộ phận khác trong cơ thể.
Để vượt qua được một số thách thức này, một nhóm nghiên cứu đã tìm ra một nguồn khác bằng cách cấy các tế bào gốc sản xuất ra HILO. Những HILO này được phát triển trong môi trường 3D bắt chước cơ chế hoạt động của tuyến tụy và sau đó tăng tốc sự thay đổi của gien, sản xuất thành công insulin và có thể điều chỉnh lượng đường trong m.áu khi được cấy thử vào những chú chuột bị tiểu đường.
Phương pháp đột phá này cho phép việc sản xuất ra các HILO có thể hoạt động trong những ngày đầu tiên sau khi cấy ghép và đưa chúng ta tiếp cận gần hơn tới các ứng dụng lâm sàng.
Các nhà khoa học cho rằng, các nghiên cứu này đã được thực hiện hơn 10 năm qua ở động vật, trong đó có chuột và tinh tinh. Họ hy vọng phương pháp điều trị mới này có thể được áp dụng cho người trong vòng 2 đến 5 năm nữa.
Tính đến năm 2014, có tới 422 triệu người trên toàn thế giới phải sống chung với tiểu đường. Phương pháp điều trị mới này đã đem đến hy vọng mới cho những người bị tiểu đường.