Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, hơn 55% bệnh nhân đã biến chứng

Đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm phổ biến hiện nay, gây các biến chứng nguy hiểm và chi phí điều trị rất cao.

Tuy nhiên, những biến chứng và thiệt hại kinh tế này có thể ngăn ngừa được nếu bệnh được phát hiện sớm và kiểm soát tốt.

Mới đây, Bộ Y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) và Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (2/11). Thông tin cho biết, bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm.

Theo Hiệp hội phòng chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh bệnh này cũng ngày càng nhiều hơn. Số liệu thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20-79 t.uổi tới nay đã tăng hơn gấp ba lần và trong vòng 15 năm qua, chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên gấp ba lần.

Hiện có khoảng 537 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng 10,5% dân số. Trong đó có hơn 6,7 triệu người t.ử v.ong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh ĐTĐ. Điều đáng nói là có tới 240 triệu người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán trên thế giới, nghĩa là khoảng gần một nửa người mắc ĐTĐ mà không mình mắc bệnh.

Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng… Trong số người trưởng thành t.uổi từ 30-69, tỉ lệ mắc ĐTĐ là 2,7% vào năm 2002, nhưng đến năm 2020, tỉ lệ này đã tăng lên là 7,3%. Trong đó tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 62,6%.

viet nam co khoang 7 trieu nguoi mac dai thao duong hon 55 benh nhan da bien chung b1f 7023941

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại mít tinh kỷ niệm Ngày đái tháo đường thế giới.

Phát biểu tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 do chính phủ phê duyệt, chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết Trung ương 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống y tế từ Trung ương tới địa phương, và của bệnh viện nội tiết trung ương với vai trò là bệnh viện tuyến cuối điều trị các bệnh Nội tiết – Rối loạn chuyển hóa, chỉ đạo tuyến, công tác phòng, chống bệnh các bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh đái tháo đường, rối loạn các rối loạn do thiếu Iốt đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ý thức của người dân đã ngày càng được nâng cao trong việc phòng bệnh, xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh, tham gia sàng lọc để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, điều trị kịp thời tại các cơ sở Y tế; người dân đã được theo dõi, tư vấn để giảm thiểu biến chứng của bệnh, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, suy thận và các biến chứng nguy hiểm khác.

Chúng ta đã thành công trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là khống chế tỉ lệ đái tháo đường dưới 10%, chúng ta đã thực hiện được ở mức 7,3%, khống chế tỉ lệ t.iền đái tháo đường dưới 20%, chúng ta đã giữ được ở mức 17%. Tuy nhiên trước tình hình các bệnh không lây nhiễm trên thế giới vẫn có xu hương gia tăng, trong đó có bệnh đái tháo đường, các cán bộ y tế và mỗi người dân chúng ta cần đề cao tinh thần phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe hơn nữa để bảo vệ bản thân và gia đình cũng như xã hội trước các nguy cơ bệnh tật, Bộ trưởng nhấn mạnh.

viet nam co khoang 7 trieu nguoi mac dai thao duong hon 55 benh nhan da bien chung de0 7023941

Tư vấn cho người dân trong ngày ngày đái tháo đường thế giới năm 2023 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Cảnh báo bệnh tiểu đường gia tăng và ngày càng trẻ hóa

Các chuyên gia đưa ra số liệu cảnh báo bệnh đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Tại hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 5 về bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa vừa diễn ra tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) hôm 17.12, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo bệnh đái tháo đường đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa, trở thành hiểm họa cho toàn xã hội.

canh bao benh tieu duong gia tang va ngay cang tre hoa f43 6801391

GS-TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Nội tiết và đái tháo đường tỉnh Thừa Thiên – Huế, phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh THỪA NGUYÊN

Hội nghị do Hội Nội tiết và đái tháo đường tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam tổ chức, có sự tham gia của trên 300 bác sĩ và nhân viên y tế đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, TP.HCM… và các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Tại hội nghị, có trên 30 bài báo cáo của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ trình bày xung quanh chủ đề quản lý toàn diện tình trạng tăng glucose m.áu từ chẩn đoán đến điều trị, trong đó chú trọng đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường (bệnh thận đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường, loét bàn chân đái tháo đường, biến chứng tim mạch bệnh nhân đái tháo đường…) cũng như trên một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai…

Một số báo cáo khác đáng chú ý trong lĩnh vực rối loạn chuyển hóa: quản lý tình trạng thừa cân – béo phì; rối loạn chuyển hóa xương, tình trạng đề kháng insulin; tiến bộ trong chẩn đoán và xử trí vô sinh nam, nhìn từ khía cạnh chuyển hóa…

Một số chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch, thận học, ngoại khoa…cũng chia sẻ các nghiên cứu phối hợp trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân liên quan đến đái tháo đường.

Nguy cơ “trẻ hóa”

Báo cáo tại hội nghị của Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, dẫn số liệu từ Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), năm 2021 ước tính trên thế giới có 537 triệu người (20 – 79 t.uổi) mắc đái tháo đường, hơn 6,7 triệu người trong độ t.uổi từ 20 – 79 sẽ t.ử v.ong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường.

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm t.uổi từ 18 – 69, tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc là 4,1%, t.iền đái tháo đường là 3,6%. Trong đó, tỷ lệ đái tháo đường được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán là 69,9%. Đáng chú ý, độ t.uổi bệnh nhân ngày càng trẻ hóa.

Năm 2022, số liệu của Bệnh viện Nội tiết T.Ư đưa ra là trên 7% người dân bị mắc đái tháo đường.

T.iền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh đái tháo đường. Bệnh sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường loại 2, gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống và chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh đó, tần suất bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa là bệnh không lây nhiễm ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật cũng đang là mối hiểm họa cho toàn xã hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *