Bị ung thư vú nhưng chữa thuốc nam, người phụ nữ xuất hiện khối u to như quả bưởi

Người mắc bệnh ung thư thường có rất nhiều cảm xúc tiêu cực, phần lớn họ cảm thấy hoài nghi, lo lắng, sợ hãi đau buồn hoặc phiền muộn.

Theo TS.BS Phùng Thị Huyền, Phó trưởng Tiểu ban điều trị ung thư vú – phụ khoa, Trưởng khoa Nội 6, chuyên gia ung thư vú hàng đầu của Bệnh viện K vừa chia sẻ về trường hợp bệnh nhân Lê Thị B., 53 t.uổi, địa chỉ ở An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Bệnh nhân Lê Thị B. đã phát hiện u vú trái từ giữa năm 2022, nhưng vì tâm lý lo lắng, sợ làm phiền người thân, sợ đi bệnh viện nên bệnh nhân ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam. Nhưng không như những gì mong đợi, khối u ngày càng to nhanh rồi bằng quả bưởi, dọa vỡ bất cứ lúc nào, kèm theo cảm giác đau nhức liên tục, khiến bệnh nhân mệt mỏi, yếu đi nhanh chóng, đến khi không thể chịu nổi mới đồng ý đến bệnh viện.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân B. được chẩn đoán bệnh đã ở giai đoạn IV phải điều trị ngay nếu không u sẽ ngày càng lớn, vỡ, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ t.ử v.ong. Thấu hiểu được nỗi buồn và những lo lắng của người bệnh; TS.BS Phùng Thị Huyền đã trực tiếp hội chẩn và phân công ThS.BS Đặng Tiến Giang – Phó Trưởng khoa Nội 6, một bác sĩ nhiều kinh nghiệm, trực tiếp theo dõi và điều trị cho bệnh nhân.

bi ung thu vu nhung chua thuoc nam nguoi phu nu xuat hien khoi u to nhu qua buoi 2c6 7026008

Chỉ sau hơn 2 tháng điều trị tích cực, phép màu đã đến với nữ bệnh nhân.

Theo ThS.BS Đặng Tiến Giang, bệnh nhân Lê Thị B. có đáp ứng khá tốt, tác dụng phụ được gia đình phối hợp quản lý chặt, khối u hoại tử và tiêu nhỏ đi nhanh chóng.

Chỉ sau hơn 2 tháng điều trị tích cực, phép màu đã đến với nữ bệnh nhân. Khối u gần như tiêu biến hoàn toàn, không còn bị những cơn đau đớn dầy vò. Gia đình và người bệnh vỡ òa trong niềm vui sướng, mặc dù hành trình điều trị vẫn còn ở phía trước và người bệnh cần được theo dõi điều trị lâu dài, tuy nhiên với kết quả rất tích cực.

Theo BS Huyền, phụ nữ khi mắc bệnh ung thư vú thường có rất nhiều cảm xúc tiêu cực. Phần lớn họ cảm thấy hoài nghi, lo lắng, sợ hãi đau buồn hoặc phiền muộn.

Một số khác sẽ giận dữ và trầm cảm, và không ít bệnh nhân nghĩ rằng ung thư là bản án t.ử h.ình, cảm thấy bất lực trước thực tế khách quan.

Nhiều người bệnh sợ làm phiền người thân, gia đình, tâm lý muốn giấu bệnh, cảm xúc cô đơn sợ hãi ngày càng lấn át. Nhìn chung, những cảm xúc và phản ứng này không tốt cho sức khỏe, có thể là lý do trì hoãn việc điều trị, khiến người bệnh đến với thầy thuốc ở thời điểm muộn. Gia đình, bạn bè và nhân viên y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân đối mặt với ung thư. Họ cũng có thể giúp người bệnh nhận ra cần phải đi thăm khám để nhận được liệu pháp điều trị cần thiết.

TS.BS Phùng Thị Huyền cho biết, công việc hằng ngày của bác sĩ là điều trị, đồng hành, hướng dẫn cho người bệnh và người nhà của họ trong suốt hành trình chiến đấu với bệnh tật. Quá trình bắt đầu bằng việc bàn luận về kết quả chẩn đoán, các phương pháp chữa trị và những mục tiêu mong muốn đạt được với cách điều trị đó. Học cách quản lý rủi ro, tác dụng phụ và đôi khi là chấp nhận các rủi ro có thể gặp phải.

bi ung thu vu nhung chua thuoc nam nguoi phu nu xuat hien khoi u to nhu qua buoi 041 7026008

Nếu không may mắc ung thư, đừng quá lo lắng hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Một thông điệp quan trọng mà bác sĩ Bệnh viện K chia sẻ với người bệnh là liệu pháp điều trị ung thư luôn phát triển không ngừng. Có rất nhiều người bị ung thư đã chữa trị được, đặc biệt dễ dàng hơn khi phát hiện sớm.

Ngay cả đối với trường hợp bệnh không điều trị triệt căn được thì điều trị giảm nhẹ có thể làm dịu các triệu chứng liên quan đến bệnh, cũng như khả năng duy trì chất lượng và kéo dài cuộc sống. Ngày nay đa phần phụ nữ bắt đầu nâng cao ý thức tầm soát ung thư. Họ biết cách lắng nghe cơ thể mình, khi xuất hiện những dấu hiệu khác lạ và nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, một số người khác lại có xu hướng để mặc cho các triệu chứng ngày càng tệ hơn, chủ động giấu bệnh vì sợ mình sẽ trở thành gánh nặng hoặc nghĩ rằng việc chữa trị là vô ích.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không may mắc ung thư, đừng quá lo lắng hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặt niềm tin vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các thuốc mới được phát triển cùng với bàn tay tài hoa của người thầy thuốc, chắc chắn sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho những người bệnh.

Chuyển giao kỹ thuật điều trị ung thư tuyến vú cho bệnh viện tuyến dưới

Dù thành lập hơn 5 năm, BV Ung bướu Thanh Hóa đã phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương, chuyển giao kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư.

Mới đây, ThS.BS Nguyễn Thùy Linh- Trưởng đơn vị can thiệp tuyến vú, BV K cùng BS Khoa Chẩn đoán hỉnh ảnh – Thăm dò chức năng, BV Ung bướu tỉnh Thanh Hóa triển khai kỹ thuật “Hút chân không VABB trong điều trị các u vú lành tính” trên 2 bệnh nhân: Bệnh nhân thứ nhất L.Q.T 27 t.uổi, được chẩn đoán U xơ vú bên phải.

Chị T. là người chưa lập gia đình sau khi được tư vấn về các ưu điểm của kỹ thuật “Hút chân không VABB trong điều trị các u vú lành tính” chị T. đã lựa chọn phương pháp này.

Bệnh nhân thứ hai là chị Q.T.S 41 t.uổi, chẩn đoán u xơ vú phải lành tính, bệnh nhân phát hiện bệnh vài năm nay, được biết BV Ung bướu Thanh Hóa triển khai phương pháp “Hút chân không VABB trong điều trị các u vú lành tính”, bệnh nhân quyết định vào viện để thực hiện.

chuyen giao ky thuat dieu tri ung thu tuyen vu cho benh vien tuyen duoi a23 7025804

Mẫu bệnh phẩm được cắt hút chân không

Cả 2 bệnh nhân trên trong và sau thực hiện điều trị u xơ tuyến vú bằng sinh thiết có hỗ trợ chân không dưới siêu âm VABB đều cắt bỏ hoàn toàn các khối u, không để lại sẹo, không đau, bệnh nhân ổn định và trở lại sinh hoạt bình thường.

Theo BSCK II Trần Văn Thiết – Giám đốc BV Ung bướu tỉnh Thanh Hóa, ung thư vú là một loại bệnh lý thường gặp nhất ở phụ nữ, nếu được chẩn đoán sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao.

Để sinh thiết vú, bệnh viện thường áp dụng phương pháp sinh thiết mở hay sinh thiết lõi kim (CNB). Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều có những hạn chế như để lại sẹo, gây tổn thương nhiều (gây đau), tăng nguy cơ gây tổn thương đến núm vú, thành ngực hoặc mảnh mô sinh thiết nhỏ không đại diện hết tổn thương nên dễ bỏ sót bệnh. Do đó, có không ít phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ đang lo lắng về việc đảm bảo thẩm mỹ cho bầu vú của mình.

Vì vậy, kỹ thuật “Sinh thiết vú có hỗ trợ thiết bị hút chân không” (VABB) là một kỹ thuật mới được bệnh viện ứng dụng nhằm can thiệp bệnh lý tuyến vú và cung cấp thêm một lựa chọn cho chị em, đặc biệt là phụ nữ trẻ mắc ung thư vú.

chuyen giao ky thuat dieu tri ung thu tuyen vu cho benh vien tuyen duoi dd3 7025804

ThS.BS Nguyễn Thùy Linh – Trưởng đơn vị can thiệp tuyến vú- BV K trình bày tại BV Ung bướu Thanh Hóa

Chẩn đoán và điều trị tổn thương tuyến vú bằng sinh thiết vú có hỗ trợ thiết bị hút chân không – VABB được sử dụng để chẩn đoán sớm các tổn thương vi vôi hóa nghi ngờ ác tính ở vú với độ chính xác cao. Tổn thương này phần lớn được phát hiện nhờ khám sàng lọc dựa trên các phương tiện như siêu âm, cộng hưởng từ và đặc biệt là nhũ ảnh.

Để sinh thiết tổn thương, thay vì phải mổ mở, bác sĩ sẽ sử dụng kim lớn có hỗ trợ hút chân không, giúp thực hiện cắt, hút liên tục lấy ra các mẫu mô kích thước lớn và được gửi đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Sinh thiết này được thực hiện dưới hướng dẫn của máy chụp tuyến vú có tích hợp hệ thống định vị 3D.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể ứng dụng có hỗ trợ hút chân không (VABB) trên người bệnh mắc u tuyến vú kích thước nhỏ nghi ngờ ác tính, tổn thương u nhỏ lẫn với cấu trúc tuyến vú, trên lâm sàng các bác sĩ khám dễ bỏ xót do không sờ thấy.

Đây là trường hợp rất khó để có thể tiếp cận chính xác bằng các phương pháp thông thường. Với sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không, chỉ 1 lần đưa kim vào vị trí lấy tổn thương, tiến hành cắt và hút liên tục có thế lấy toàn bộ tổn thương nên việc đồng thời đ.ánh dấu bằng marker chuyên dụng là cần thiết. Các mẫu mô này sẽ được gửi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Do toàn bộ khối u được lấy ra với mẫu mô lớn, nên kết quả chẩn đoán sẽ chính xác hơn, hỗ trợ tối ưu trong ứng dụng chẩn đoán sớm ung thư vú. Trước đây, khi chưa có kỹ thuật này, các bác sĩ thường phải định vị tổn thương bằng kim dây móc nhờ sự hỗ trợ của siêu âm hoặc chụp tuyến vú và sau đó vẫn phải mổ mở với đường mổ dài trên da và có nguy cơ lấy không đúng tổn thương.

Với hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện tuyến trung ương đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực chẩn đoán và điều trị cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế BV Ung bướu Thanh Hóa, từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, giúp giảm đáng kể tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *