Các bác sĩ tại bệnh viện ở Quảng Ninh vừa gắp được con giun dài 10cm trong mắt một bệnh nhân nữ.
Theo thông tin từ khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, (Quảng Ninh), bệnh nhân là người phụ nữ trú tại Thủy Nguyên (Hải Phòng), đến khám với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một con giun trong mắt của người bệnh. Bác sĩ đã cẩn trọng dùng dụng cụ chuyên dụng và gắp được con vật ra ngoài.
Khi giun, sán ở trong mắt thường gây viêm, chảy nước mắt, cộm ngứa. Lâu dần, người bệnh sẽ nhìn mờ, gặp khó khăn khi sinh hoạt.
Con giun còn sống được gắp ra khỏi mắt của nữ bệnh nhân (ảnh bệnh viện cung cấp)
Theo các bác sĩ, tác nhân khiến người bệnh mắc giun, sán có thể từ đồ ăn, tay chân tiếp xúc với ấu trùng hoặc cũng có thể bị lây từ chó, mèo… Vì vậy để tránh nhiễm các loại giun, sán nói chung, người dân cần ăn chín, uống sôi. Vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống xung quanh, tẩy giun định kỳ và hạn chế tiếp xúc với chó, mèo…
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân cần đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng mờ mắt kéo dài không rõ nguyên nhân, tái đi tái lại, mờ mắt nhưng không đau, viêm đỏ hay cộm, ngứa, nhìn mờ…
Thai phụ mất một bên mắt vì nhiễm nấm mốc đen
Bệnh nhân nữ P.T.H (30 t.uổi, ngụ tại Ninh Thuận) đang mang thai tuần thứ 29, nhập viện cấp cứu trong tình trạng sưng đau dữ dội nửa mặt bên trái.
Trước đó, bệnh nhân từng đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không chẩn đoán được nguyên nhân và triệu chứng không thuyên giảm.
Ngày 8.10, BSCKII Lê Vi Anh (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết qua thăm khám và kiểm tra, bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là u hạt viêm đa mạch vùng mũi.
Bệnh nhân đã trải qua 3 cuộc phẫu thuật nạo vét mô viêm, sưng nề khối u hốc mũi trái. Nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm một loại nấm, bác sĩ chỉ định cho chị làm sinh thiết mô viêm, kết quả phát hiện bệnh nhân nhiễm nấm mốc đen.
“Nấm mốc còn xâm lấn sâu vào hốc mắt trái của bệnh nhân khiến tình trạng trở nên vô cùng nguy kịch. Nếu không can thiệp ngay, tính mạng của cả người mẹ lẫn đ.ứa t.rẻ sẽ gặp nguy hiểm”, bác sĩ Vi Anh chia sẻ.
Bác sĩ Vi Anh kiểm tra da cho một bệnh nhân nữ. Ảnh BSCC
Bệnh viện đã hội chẩn liên chuyên khoa, quyết định chờ thai nhi tròn 30 tuần t.uổi lập tức mổ lấy thai và nuôi em bé trong lồng kính. Sau đó, các bác sĩ phẫu thuật nạo bỏ hết u mô hạt trong mũi cho chị H. Bác sĩ phải loại bỏ luôn mắt bên trái của bệnh nhân đã bị tổn thương nặng nề mới có thể xử lý triệt để loại nấm mốc này. Việc điều trị nấm mốc đen đòi hỏi một quá trình lâu dài, tổng thời gian điều trị và theo dõi cho bệnh nhân kéo dài gần 6 tháng.
Theo bác sĩ Vi, nấm mốc đen được coi là một trong những loại nấm nguy hiểm nhất đối với người có hệ miễn dịch suy giảm. Đối phó với nấm mốc đen vô cùng phức tạp, nhiều bệnh nhân phải hứng chịu những biến chứng nặng nề do không thể dùng thuốc điều trị bảo tồn như đối với những loại nấm khác.
Ở những loại nấm khác, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc theo đường uống hoặc tiêm là đạt được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, đối với nấm mốc đen, chỉ dùng thuốc thì chưa đủ bởi thuốc không thể ngấm sâu vào trong các mô bị viêm, nhân của khối u hạt. Bệnh nhân phải được can thiệp phẫu thuật, nạo vét các mô tổn thương mới xử lý triệt để loại nấm này. Điều đó cho thấy, dù có điều trị khỏi, bệnh nhân nhiễm nấm mốc đen vẫn phải hứng chịu những di chứng gây tổn hại sức khỏe, không thể lành lặn như trước đó.