Những chiếc võng, giường xếp, chiếu… giăng trải khắp các góc cầu thang, hành lang như “thiên la địa võng” đang là hình ảnh tại một số khoa hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).
Giường chật nhưng nằm chung 2 cháu/giường
Hiện nay, các bệnh lý về đường hô hấp đang bước vào đợt cao điểm, số lượng bệnh nhi nhập viện tăng cao. Tại khoa Hô hấp của các bệnh viện nhi trên địa bàn TP.HCM gần như chật kín bệnh nhi, có nơi quá tải trầm trọng.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, dù có đến 2 khoa Hô hấp 1 và Hô hấp 2, trong đó khoa Hô hấp 1 có đến hơn 200 giường bệnh; còn khoa Hô hấp 2 có gần 100 giường bệnh cùng với hàng loạt giường được bệnh viện này kê thêm dọc theo hành lang nhưng vẫn không đủ chỗ cho bệnh nhi.
Bệnh nhi phải nằm chung 2- 3 trẻ/ giường cùng với người nhà ở chung khiến cho không khí trong phòng ngột ngạt – Ảnh: PV
Những ngày đầu tháng 11.2023 này, các bệnh nhi nhập viện tại đây đều được nhân viên y tế không báo không còn giường, bệnh nhi phải nằm chung 2- 3 cháu/ giường.
Bà T.T.H. (56 t.uổi, quê huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vừa thay tã vừa lau người cho cháu trai 11 tháng t.uổi bị bệnh viêm phổi đang điều trị nội trú tại khoa Hô hấp 1 phân trần: “Cháu bị viêm phổi, điều trị ở đây gần 1 tuần rồi, nhưng phải nằm chung 2 bé một giường chật quá, không thể nằm được, nguy cơ lây nhiễm bệnh nặng hơn nên tôi dọn ra hành lang của dãy nhà dịch vụ dành cho bệnh nhân điều trị nội trú của khoa này nằm cho thoải mái hơn”.
Theo bà H. cháu bà mắc bệnh viêm phổi được chuyển từ Bình Phước đến Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị được gần 1 tuần, nhưng các bác sĩ khoa Hô hấp 1 thông báo, bệnh nhi đông lắm, không còn giường nằm, tất cả phải nằm chung 2 cháu/1 giường.
“Ở trên lầu của khoa Hô hấp 1, mỗi phòng nhỏ xíu mà có đến 5- 6 giường, nhưng cháu tôi phải nằm chung 2 cháu/1 giường, lại còn gia đình nuôi bệnh nằm ở phía dưới, không có lối ra, bí quá sao chịu nổi”, bà H. nói.
Đó là chưa kể có những bệnh nhi lớn, khi thấy có người lạ đến nằm chỗ mình, nhất quyết không chịu nằm chung, nằng nặc đòi đi chỗ khác nhưng biết đi đâu bây giờ.
Các giường bệnh được kê thêm ngoài hành lang cũng quá tải – Ảnh: PV
“Con tôi nằm điều trị ở đây được mấy ngày thì hôm nay lại có 1 bệnh nhi khác chuyển đến nằm chung. Bệnh nhi này lớn hơn con tôi nhiều nên cháu nhất quyết không chịu nằm chung. Tôi đến khoa Hô hấp 1 hỏi bác sĩ: giường bệnh nhỏ xíu mà 2 đứa lớn như thế sao nằm được? bác sĩ nói: không còn giường, phải chấp nhận nằm vậy thôi. Tôi cũng chẳng biết tính sao, giờ cháu không chịu nằm chung”, chị T.(ngụ ở Đồng Tháp) tỏ ra lo lắng nói.
Nhiều bệnh nhi nằm chung 2- 3 cháu/1 giường không chịu nổi, nhất là các cháu lớn. Người nhà phải đưa ra góc cầu thang, hay khu vực hành lang của dãy nhà dịch vụ dành cho bệnh nhi điều trị nội trú để nằm tạm bợ.
“Con tôi bị hen suyễn, nhập vào khoa Hô hấp 1, nhưng không có giường riêng cho cháu buộc phải nằm chung với 1 bé khác trên một chiếc giường bên ngoài hành lang của khoa này. Tuy nhiên, chiếc giường chỉ dài khoảng 1,5m, ngang 0,8m, nhưng con tôi hơn 10 t.uổi, nặng đến 53kg, cháu nằm một mình còn không đủ lại phải nằm chung với 1 bé 6 t.uổi nữa, chỗ đâu mà nằm”, chị N.T.V ( ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho biết.
Giành nhau hành lang để nằm
Nhìn dọc theo hành lang của dãy nhà dịch vụ dành cho bệnh nhân điều trị nội trú của khoa Hô hấp 1 trải đầy chiếu, võng, giường xếp chi chít như “thiên la địa võng”, bệnh nhi, người nhà bệnh nhi nằm la liệt kéo dài hơn 20m dọc theo hành lang của dãy nhà này.
Người nhà phải thuê võng, mua chiếu đưa bệnh nhi ra nằm ngoài hành lang – Ảnh: PV
Bà H. cho biết, võng ở đây thuê 20.000 đồng/chiếc/ngày, chủ yếu dành cho người nuôi nằm nghỉ, còn chiếu để cho bệnh nhi nằm. “Nằm ở đây thì thoáng hơn nằm 2- 3 cháu/giường ở trên khoa, nhưng nhiều khi phải “chọi” với các gia đình bệnh nhi khác. Nhiều gia đình bệnh nhi giành nhau chỗ nằm mà c.hửi bới, thậm chí còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” phải nhờ đến công an vào can thiệp. Nói thật, con cháu bị bệnh nên phải chịu cảnh như thế này, chứ khổ lắm mà biết kêu ai bây giờ”, bà H. chua xót nói.
BS.CK2 Đặng Xuân Vinh – Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết hiện nay đang bước vào giai đoạn thời tiết giao mùa nên bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Đây cũng là định kỳ hàng năm, cứ đến thời điểm này là số bệnh bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao.
“Để giải quyết tình trạng quá tải các bệnh về đường hô hấp, những bệnh nhi nào bị bệnh nặng sẽ được đưa vào khoa Hô hấp 1 và khoa Hô hấp 2, còn những bệnh nhi không nặng sẽ được chuyển sang khoa khác như: Nội 1, Nội 2, Nội 3, Nội tổng hợp… để “chia lửa”, bác sĩ Vinh cho biết thêm.
… và cả dưới góc cầu thanng – Ảnh: PV
Trước tình hình gia tăng các trường hợp t.rẻ e.m mắc các bệnh lý đường hô hấp trong giai đoạn thời tiết giao mùa, chiều 9.11, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã chủ động tổ chức buổi họp với các chuyên gia nhằm đ.ánh giá công tác thu dung, điều trị các bệnh lý đường hô hấp ở t.rẻ e.m tại các bệnh viện trên địa bàn TP.
Ông Nguyễn Hải Nam – Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đã đề nghị các bệnh viện chủ động rà soát các nguồn lực, dự trù thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị đảm bảo kịp thời tiếp nhận điều trị.
“Đối với 3 bệnh viện nhi (Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tổ chức thực hiện công tác giám sát trọng điểm hội chứng cúm, và giám sát VP nặng do vi rút đối với các trường hợp ngoại trú và nội trú theo quy định của Bộ Y tế, chủ động phối hợp với OUCRU tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm và thực hiện giải trình tự gen, phân tích dịch tễ nhằm phát hiện sớm tác nhân gây bệnh đường hô hấp, từ đó dự phòng các nguy cơ lây nhiễm và kiểm soát sự bùng phát thành dịch bệnh”, ông Nam thông tin.
Bí quyết giúp người Nhật tăng đề kháng, trị ho từ loại củ bình dân của Việt Nam
Từ thời Edo cách đây hơn 2 thế kỷ người Nhật đã chế ra phương thuốc trị ho, bổ phổi cực hiệu quả chỉ từ loại củ màu trắng vô cùng bình dân, ở Việt Nam có rất nhiều.
Vào những ngày thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi liên tục, cơ thể giảm sức đề kháng, dễ bị viêm họng, ho. Việc phải dùng quá nhiều thuốc tây để trị ho trong thời gian dài khiến bạn cảm thấy phiền phức.
Để khắc phục vấn đề này, người Nhật đã sử dụng một loại thuốc trị ho tự nhiên, giúp tiêu đờm, đẹp da.
Củ cải và mật ong đều là nguyên liệu dễ tìm. (Nguồn: Aboluowang)
Họ tạo nên thứ thuốc ho tự nhiên này từ sự kết hợp giữa củ cải trắng và mật ong. Phương pháp làm loại hỗn hợp này rất đơn giản, ai cũng có thể làm được, chỉ cần củ cải và mật ong.
Lý do củ cải kết hợp cùng mật ong có tác dụng giảm ho
Củ cải hay còn được ưu ái gọi với cái tên như “nhân sâm trắng” hoặc “nhân sâm bình dân”, khả năng diệt khuẩn cao nhờ giàu isothiocyanates. Chất isothiocyanates tạo nên vị hơi cay của củ cải, nhưng lại có tác dụng kích hoạt bạch cầu và làm giảm sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
Bác sĩ y học Trung Quốc Ngô Minh Châu (Wu Mingzhu) chỉ ra, củ cải có tính chất ôn hòa, hơi lạnh, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường dạ dày và tiêu hóa thức ăn, giải đờm, giảm ho, làm thông khí và lợi tiểu, dịu cơn khát.
Bác sĩ cũng gợi ý, bạn có thể kết hợp củ cải trắng với đường phèn để tạo thành món “củ cải trắng hầm đường phèn”. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải trắng và đường phèn đều tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho, giải đờm và loại bỏ nhiệt bên trong, hiệu quả sẽ tốt hơn khi ăn cùng nhau.
Mật ong là loại thực phẩm dễ tìm, được nhiều người ưa chuộng sử dụng, tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây cảm lạnh. Uống một thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ có thể làm giảm ho và giảm đau, có hiệu quả hơn thuốc ho.
Ngoài ra, mật ong cũng là thức uống giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách làm hỗn hợp củ cải trắng ngâm mật ong
Nguyên liệu gồm:
Củ cải trắng, mật ong
Củ cải trắng gọt vỏ, cắt hạt lựu
Cách làm:
Cho củ cải đã cắt vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào hũ ngập phần củ cải, đậy nắp lại
Để ở nhiệt độ phòng qua đêm cho đến khi nước củ cải trắng chuyển sang dạng siro
Mỗi lần uống bạn nên pha loãng siro củ cải mật ong với nước ấm. Bạn lưu ý, mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 t.uổi.